Dự báo sâu bệnh trong tuần từ ngày 27/10 - 3/11

Cục BVTV 10/27/2014 9:11:04 AM

1) Các tỉnh phía Bắc

Trên lúa:

- Theo dõi và phòng trừ sâu, bệnh hại bông, hạt như nhện gié, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn trên lúa chắc xanh - đỏ đuôi.

- Các loại sâu bệnh khác như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn… tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên diện tích lúa cực muộn.

Rầy nâu và rầy lưng trắng

2) Các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên

- Bệnh khô vằn, bệnh lem thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ chủ yếu trên lúa mùa và một số diện tích lúa vụ 3, lúa HT cực muộn giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.

- Sâu cuốn lá nhỏ đợt phát sinh giữa - cuối tháng 10/2014 gia tăng gây hại chủ yếu trên lúa mùa, lúa rẫy giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, hại nặng và gây trắng lá cục bộ những ruộng xanh tốt do bón thừa đạm. Cần tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Bệnh đạo ôn hại lá, cổ bông phát sinh hại chủ yếu lúa rẫy ở Tây Nguyên và rải rác trên một số diện tích lúa mùa ở đồng bằng.

- Các đối tượng sâu bệnh khác như chuột, sâu keo, bọ trĩ... hại chủ yếu lúa lỡ vụ giai đoạn mạ - đẻ nhánh - trỗ chắc.

3) Các tỉnh phía Nam

Rầy nâu phổ biến ở giai đoạn trưởng thành mang trứng với mật độ thấp. Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX sớm 2014-2015 vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khuyến cáo nông dân vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, nạo vét, khơi thông thủy lợi nội đồng, bơm rút nước để xuống giống, hạn chế thấp nhất ngập úng do mưa và triều cường sau xuống giống.

- Cần theo dõi bẫy đèn để xuống giống theo hướng tập trung đồng loạt, né rầy theo khuyến cáo.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ.

- Xử lý vôi, bơm và tháo nước rửa đất cho những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao.

- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển ở mức độ từ nhẹ - trung bình, cục bộ một số diện tích bị nặng do bón thừa đạm, sử dụng giống nhiễm (IR 50404, OM 6976, Jasmine 85, OM 5451, OM 1490...). Cần thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

4) Trên cây trồng khác

-Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân chì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ. Theo dõi và phòng trừ sâu đục thân đậu tương; châu chấu, sâu xám, sâu cắn lá hại ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau.

-Cây mía: Sâu đục thân mía lứa mới gây hại tăng trên các diện tích mía đã nhiễm sâu lứa trước. Diện tích nhiễm giảm do thu hoạch.

-Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm tăng chậm; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch.

-Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại, mức hại tăng.

-Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

-Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục hại, diện tích nhiễm có xu hướng giảm.

-Cây chôm chôm: Mức hại giảm.

Tags: sâu bệnh

Bình luận

Viết bình luận:

Cùng chuyên mục

Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông

GPKD số: 2800142141
Địa chỉ: 274B Bà Triệu, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.729.729
Email: info@tiennong.vn
Website: www.tiennong.vn
Nhận thông tin từ chúng tôi
TOP