Những năm vừa qua, nhờ việc chuyển đổi từ trồng cây cao su sang trồng cây dứa và cây mía đường mà bà con tại nông trường Thống Nhất – Yên Định – Thanh Hóa đang dần có cuộc sống khấm khá hơn. Diện tích đồn điền Cao su kém hiệu quả được thay thế dần bằng những ruộng mía, ruộng dứa cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Một ha dứa sau 12 tháng bà con trừ tất cả chi phí có thể thu về từ 70-100 triệu/đồng, một con số đáng mơ ước đối với mặt bằng thu nhập chung của người nông dân hiện nay. Cây Mía có lợi nhuận trung bình thấp hơn so với dứa nhưng lại không kén đất, trồng được các vùng đất mà cây dứa không thể thích nghi. Đó là chưa kể những ruộng mía thăm canh, năng suất cao hoặc những ruộng mía trồng với mục đích bán mía ép nước thì lợi nhuận cũng không kém trồng dứa mà công chăm sóc, đầu tư dễ dàng hơn.
Gia đình chị Trần Thị Mai – Cán bộ hành chính của Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất có 1,3 ha đất canh tác nông nghiệp, những năm qua diện tích đất này chị Mai thường cho các hộ khác thuê. Thế nhưng vì thấy trồng mía có lãi, mặc dù là một người không có kinh nghiệm nhưng vụ này chị cũng đã lấy đất về trồng mía mong tăng thu nhập cho gia đình. Câu chuyện tưởng chừng dễ dàng như tính toán trên giấy, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy hết được sự khó khăn, từ việc chọn giống, sử dụng phân bón, đến dùng thuốc BVTV … đều là những vấn đề nan giải đối với chị cũng như những bà con mới chuyển đổi canh tác khác. Trong hoàn cảnh ấy, gia đình chị Mai may mắn biết đến Dự án cung cấp giải pháp thâm canh cây mía mang lại năng suất cao của công ty CP Công Nông Nghiệp Tiến Nông tại vùng nguyên liệu mía thuộc nông trường Thống Nhất.
Như một cơ duyên, gia đình chị Trần Thị Mai cũng chính là hộ nông dân mà cán bộ kỹ thuật Công ty Tiến Nông đang cần theo tiêu chí: “Phải chọn hộ nông dân trồng mía kém hiệu quả nhất hoặc hộ nông dân chưa trồng mía bao giờ tham gia để thấy được hết hiệu quả của mô hình”.
Theo đó, gia đình chị Mai được cán bộ kỹ thuật của công ty đến kiểm tra thực tế đồng ruộng, phân tích đất canh tác, cung cấp giải pháp, tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía cho, sử dụng đồng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho Mía (Chất điều hòa pH đất; Mía 1; Mía 2) chăm bón cho cây.
Sau 8 tháng trồng, ruộng mía nhà chị Mai sinh trưởng phát triển tốt, đâm chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung, vươn lóng mạnh. Ruộng mía có những cây đo được đường kính lên đến 4,5cm, cao 2,5 – 3m, dự kiến năng suất đạt 110 đến 120 tấn/ha.
Đường kính trung bình đạt 4,15cm
Khuôn mặt rạng ngời, niềm vui ánh lên từ đôi mắt, Chị Mai chia sẻ với chúng tôi, ban đầu chị trồng mía với mục đích để bán mía nguyên liệu cho nhà máy nhưng nhìn ruộng mía như thế này, bán mía nguyên liệu thì tiếc quá, chị để bán mía ép nước, giá bán cũng được 7 triệu đồng/sào, với 1,3 ha thì tổng thu nhập của gia đình khoảng 180 triệu đồng. Trừ các khoản chí phí khoảng 60-70 triệu đồng thì không chỉ năm nay, mà các năm sau nếu chi phí không biến đổi thì ruộng mía này chị đều có thể lãi trên 100 triệu đồng. Giải pháp của Công ty Tiến Nông mang tính toàn diện cho cả cây lẫn đất, do vậy hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc thâm canh đến môi trường, hạn chế xói mòn, thoái hóa đất, mang lại sự phát triển bền vững hơn.
Niềm vui của vợ chồng chị Trần Thị Mai bên ruộng mía
Niềm vui từ gia đình chị Mai, cũng như nhiều hộ gia đình khác tại vùng nguyên liệu mía đường của nông trường Thống Nhất chính là mục tiêu cuối cùng mà Công ty Tiến Nông hướng đến. Không chỉ cung cấp phân bón, mà công ty cung cấp giải pháp cánh tác hiệu quả, cải tạo đất, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư từ đó nâng cao năng suất, mang lại thu nhập cao hơn, bền vững hơn cho nông dân.